HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CHILLER TỪ A – Z
Bảo dưỡng chiller – Vận hành máy Chiller đúng quy trình, kỹ thuật sẽ đem lại hiệu suất hoạt động cao cho máy, đồng thời sẽ giúp máy kéo dài tuổi thọ hơn. Nếu quá trình vận hành không đúng có thể khiến cho hệ thống hay toàn bộ dây chuyền không hoạt động hoặc gây lỗi.
Tuổi thọ và năng suất hoạt động của Chiller được quyết định bởi nhiều yếu tố như quá trình chế tạo, lắp đặt, cách vận hành, quá trình bảo trì, bảo dưỡng,….Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, quá trình vận hành Chiller lại là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới tuổi thọ và năng suất.
Để đảm bảo cho Chiller hoạt động được ổn định, bạn cần làm tuần tự theo các bước sau:
Chiller giải nhiệt bằng nước
Để đảm bảo quá trình vận hành được ổn định thì nhất thiết bước đầu tiên cần chọn được vị trí lắp đặt phải tốt. Nếu vị trí lắp đặt Chiller không phù hợp thì dù quá trình vận hành có tốt đến mấy thì hiệu suất cũng không được như mong muốn, và nó còn ảnh hưởng tới tuổi thọ của Chiller.
Lưu ý khi lắp đặt – Bảo dưỡng chiller
– Chọn nơi có mặt đất cứng rắn, kiên cố, chịu được trọng lượng của cụm máy Chiller và phải không là ảnh hưởng những vị trí xung quanh bởi tiếng ồn và độ rung từ máy.
– Tốt nhất là không nên đặt Chiller ngoài trời, ở những vị trí dễ chịu mưa gió hay có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, hoặc nơi có nguồn bức xạ mạnh.
– Nên đặt Chiller ở những vị trí có ít bụi hay cát, tốt nhất là vị trí thông thoáng, có nhiệt độ môi trường ổn định khoảng 0°C – 40°C.
– Nên lắp máy chiller ở gần nguồn điện để thuận tiện nhất cho việc thi công và vận hành.
– Vị trí đặt máy phải thuận lợi cho công việc bảo trì và bảo dưỡng sau này.
Quá trình vận hành Chiller cần được phụ trách bởi người có chuyên môn về lĩnh vực máy Chiller, người đó cần phải nắm rõ được các quy trình và những thao tác an toàn trong quá trình vận hành cũng như khả năng xử lý các sự cố khi đang hoạt động.
Kiểm tra trước khi vận hành – Bảo dưỡng chiller
Thông thường rất ít người để ý đến khâu kiểm tra trước khi vận hành Chiller, điều này lại rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn phát hiện và loại bỏ được những yếu tố có thể làm gián đoạn quá trình vận hành của máy.
Sau đây là một vài lưu ý mà bạn cần nhớ:
– Đối với máy nén: Xem việc đấu điện cho máy nén đã đúng chưa, kiểm tra lại một lượt hệ thống đường ống dẫn môi chất trong quá trình thi công xem có bị biến dạng hay không, kiểm tra dầu bôi trơn thông qua mắt dầu,….
– Hệ thống nước giải nhiệt: Cần kiểm tra kết nối đường ống nước đã chuẩn chưa, xem hệ thống nước giải nhiệt đã lắp thiết bị bảo vệ chưa (như áp kế, van an toàn,…), kiểm tra xem lưu lượng nước có đủ hay không, van cấp nước bổ sung đã mở hết chưa, vị trí các van đúng chưa, quạt tháp giải nhiệt có quay đúng chiều không, tháp giải nhiệt có hoạt động không,…
– Hệ thống nước lạnh: kiểm tra các kết nối đường ống, các van trên hệ thống đã đúng vị trí chưa, các thiết bị an toàn khác như áp kế, van an toàn, van tự động xả khí,….
– Hệ thống điện: Xem các kết nối trong hệ thống điện đã chuẩn chưa, các thiết bị bảo vệ đã đấu đúng chưa, điện áp có ổn định hay không.
TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH.
Bảo dưỡng chiller – Việc kiểm tra nhằm loại bỏ những nguyên nhân có thể gây trục trặc trong quá trình vận hành hệ thống máy Chiller giải nhiệt nước. Tiếp đó, cách vận hành chiller cần làm theo các bước sau:
– Bước 1: Khởi động toàn bộ motor quạt của AHU
– Bước 2: Khởi động motor quạt của tháp giải nhiệt.
– Bước 3: Khởi động hệ thống máy bơm nước giải nhiệt tuần hoàn.
– Bước 4: Khởi động phần Motor máy nén.
LƯU Ý:
– Lần đầu tiên bạn khởi động máy hoặc là máy khởi động sau khi ngưng quá lâu. Thì trước khi bạn cho máy khởi động cần phải cấp điện trước cho. Điện trở sưởi dầu và sưởi dầu thì nên khoảng từ 8-16 tiếng.
– Trong khi vận hành Chiller cần có người trực bên cạnh, tuyệt đối không được mở máy lên rồi bỏ đi chỗ khác.
– Cần phải kiểm tra nguồn điện trong khi vận hành máy. Có thể dùng Ampe kiềm để kiểm tra xem nguồn điện có hoạt động ổn định hay không.
– Quan sát và lắng nghe tiếng động và nhịp độ rung phát ra từ máy. Bởi chính những tiếng động và độ rung này sẽ giúp bạn xác định được mức. Độ mài mòn hay sự gãy vỡ hoặc là sự biến dạng của các chi tiết trong Chiller khi chuyển động. Lúc này bạn cần kiểm tra lại sự cung cấp dầu bôi trơn có chuẩn không. Và mức độ lấy tải của máy trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Mỗi tình trạng của máy sẽ có một tiếng động đặc trưng riêng và nó cũng thay đổi theo điều kiện làm việc của Chiller. Chẳng hạn như khi độ rung của máy lớn thì có thể các bu lông nền đã xiết không chặt hoặc trục máy nén không đồng tâm và các bộ phận quay đã không cân bằng, cũng có thể là khớp nối mềm kém hiệu quả, thiết kế bệ quán tính đặt bơm vẫn chưa được tối ưu nhất,…
Nếu máy rung mạnh tạo ra tiếng ồn và dễ tạo ra các biến dạng và hư hỏng đến máy hay các thiết bị khác. Trong quá trình máy vận hành, nếu phát ra những tiếng kêu. Bất thường hay rung quá mạnh thì tốt nhất là nên dùng ngay máy lại để tìm nguyên nhân và xử lý.
– Thường xuyên quan sát đồng hồ đo áp suất để xử lý kịp thời khi có sự cố. Cũng cần phải kiểm tra nhiệt độ đường nén, đường hút, ống dịch. Xem có hoạt động bình thường hay không.
– Kiểm tra lưu lượng gió lạnh được thổi vào trong phòng qua miệng thổi hay ống dẫn. Và lưu lượng gió hồi để biết trạng thái của ống gió và sự làm việc của. FCU, AHU có đúng như bản vẽ lúc thi công hệ thống cơ điện hay không.
– Kiểm tra sự ổn định tuần hoàn của nước lạnh và nước giải nhiệt. Kiểm tra xem có còn đầy đủ nước cấp trong hệ thống hay không, xem các van. Cấp nước bổ sung còn làm việc tự động tốt hay chưa. Chúng tôi khuyên bạn nên đảm bảo việc cấp nước bổ sung cho tháp giải nhiệt. Và cho nước lạnh luôn hoạt động tốt nhất. Đồng thời cũng cần cung cấp đủ nước cho toàn bộ hệ thống.
– Kiểm tra sự tuần hoàn của nước trong tháp giải nhiệt có ổn định hay chưa.
CÁC BƯỚC DỪNG CHILLER – Bảo dưỡng chiller
– Dừng máy nén
– Dừng quạt của tháp giải nhiệt bình ngưng tụ.
– Nên chờ khoảng 20 phút sau đó mới dừng bơm nước giải nhiệt và khoá lại van nước.
– Tiếp đó là tắt hệ thống bơm nước lạnh và đóng lại các van nước lạnh.
– Cuối cùng là tắt các AHU.
– Sau đó là ghi lại nhật ký vận hành Chiller.
Lưu ý khi đã dừng máy thì cần ngắt tất cả các aptomat cấp nguồn cho các thiết bị. Nhưng trừ ptomat tổng và Aptomat cấp nguồn cho máy Chiller. Mục đích là sấy dầu bôi trơn cho hệ thống. Bạn cần khoá tất cả các van lại trước khi rời khỏi phòng máy.
Chiller giải nhiệt bằng gió – Bảo dưỡng chiller
Cách vận hành chiller này cũng giống với Chiller giải nhiệt bằng nước. Nhưng phần lắp đặt hệ thống Chiller giải nhiệt bằng gió thì bạn. CẦN PHẢI NHỚ một vài tiêu chuẩn sau.
– Dàn coil giải nhiệt và quạt không được tồn tại bất cứ dị vật nào càn trở đến sự hoạt động.
– Cần lưu ý đến hướng thôi của không khí trong khi định vị máy. Điều chỉnh phần ra vào gió của bộ phận. Giarin hiệt theo chiều hướng gió thổi của không khí.
– Không nên đặt dàn coil của máy trong môi trường có luồng khí nóng lưu chuyển. Trong trường hợp nhiều máy đặt cùng nhau thì khí nỏng được thải ra. Từ máy nhất thiết không được cùng hướng với dàn coil.
– Nếu máy đặt ở ban công thì cần trành những nơi che chắn bộ phận giải nhiệt của máy như bức tường. Mặt khác, hướng thổi của máy không được có mái hiên che bởi. Dễ khiến cho không khí bị loạn lưu, làm giảm hiệu quả giải nhiệt.
– Không được đặt cụm máy tại nơi có nguồn suối nóng, nơi có PH quá cao lưu chuyển
– Không nên đặt ở những nơi có nhiệt độ quá 43°C.
– Máy cần được lắp chắc chắn trên bệ máy để quá trình vận hành được êm ái, hạn chế độ rung.
Hi vọng với bài viết hướng dẫn vận hành Chiller từ A – Z ở trên sẽ giúp bạn nắm vững được các bước và chú ý trong quá trình vận hành hệ thống Chiller tại công trình của mình.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
0978.492.429 – 0937.836.995
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT LẠC HỒNG
Quốc Lộ 13, Khu Phố 3, Phường Mỹ Phước, Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Điện Thoại: 0978.492.429 – 0937.836.995
Email: [email protected]
Trang web: dienlanhlachong.com