Bảo dưỡng chiller – Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller là hệ thống làm mát với công suất lớn được thi công lắp đặt trong các tòa nhà, công xưởng với mục đích làm mát, tạo môi trường phù hợp để công nhân, máy móc,… làm việc. Nên việc để hệ thống Chiller này luôn hoạt động ở điều kiện tốt nhất, ổn định thì ra cần có quy trình sửa chữa – bảo dưỡng chiller.
Để đảm bảo yếu tố an toàn, hãy tắt hết nguồn điện cấp vào trước khi có ý định bảo dưỡng hệ thống chiller.
Bảo dưỡng hệ thống Chiller bao gồm các bước:
Hệ thống Chiller cấu tạo từ nhiều chi tiết, nên quá trình kiểm tra, bảo dưỡng theo từng chi tiết:
Bảo dưỡng chiller : Bảo dưỡng máy nén
Để hệ thống chiller hoạt động tốt, bền, hiệu suất cao nhất. Giải pháp tốt nhất và không quan trọng nhất đó là bảo dưỡng máy nén cho hệ thống. Trong quá trình hoạt động ở thời gian chạy thử hay ở thời kỳ đầu. Hoặc trong thời kỳ đi vào hoạt động chính thức. Thì hệ thống máy lạnh công suất lớn chiller đều có thể xảy ra các sự cố cần phải được bảo định kỳ, kiểm tra thường xuyên.
Sau khi máy hoạt động khoảng 6000 giờ hoặc trong vòng một năm. Máy cần được trực bảo trì định kỳ một lần. Trong điều kiện máy hoạt động ít cũng cần được kiểm tra, bảo trì định kỳ để đề phòng các trường hợp hư hỏng nặng. Đối với các máy ngừng hoạt động trong thời gian dài, muốn sử dụng trở lại cần phải được kiểm tra, bảo trì.
Công việc bảo dưỡng hệ thống máy nén điều hòa Chiller bao gồm:
- Kiểm tra các chỉ số kỹ thuật và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.
- Kiểm tra chi tiết bên trong máy nén như: Tình trạng dầu, các thiết bị, chi tiết có bị hoen rỉ hay không, lau chùi các thiết bị chị bên trong. Trong thời kỳ đại tu cần thiết phải tháo dỡ để lau chùi vệ sinh và thay mới.
- Kiểm tra, thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP cũng như bộ phận cấp dầu.
- Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nước giải nhiệt.
- Vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Bảo dưỡng chiller : Bảo dưỡng Tháp giải nhiệt trong hệ thống Chiller.
Công việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ cho tháp giải nhiệt sẽ giúp cho hoạt động của dàn ngưng hiệu quả hơn, nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống. Công việc kiểm tra định kỳ cũng như bảo dưỡng cho tháp giải nhiệt bao gồm các công việc:
- Kiểm tra, bảo dưỡng hoạt động của của động cơ, máy bơm, cánh quạt, trục ria phân phối nước.
- Kiểm tra, vệ sinh định kỳ lưới tản nước.
- Xả cặn bẩn, vệ sinh, thay nước mới ở đáy tháp.
Bảo dưỡng van tiết lưu.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ van và nhiệt độ của môi chất, tình trạng cách nhiệt, sự tiếp xúc của bầu cảm biến và ống mao.
Bảo dưỡng bơm và quạt trong hệ thống lạnh.
Đối với bơm, chúng ta sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của bạc trục, đệm kín nước, khớp nối truyền động. Thực hiện hoán đổi chức năng cho các bơm dự phòng, thay thế dây đai và điều chỉnh dòng điện. Vệ sinh các thiết bị trong bơm để tránh tình trạng tắc nghẽn, gây chập cháy cho hệ thống.
Đối với quạt, người dùng nên kiểm tra độ ồn bất thường, bôi dầu mỡ cho bạc trục. Sau đó, vệ sinh cánh quạt và sửa chữa nếu bộ phận này hoạt động không êm ái. Ngoài ra, chúng ta còn phải kiểm tra độ căng dây đai quạt để hiệu chỉnh và thay thế sao cho hiệu quả nhất.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ trong hệ thống Chiller
Thiết bị ngưng tụ là một trong những thiết bị chủ yếu của hệ thống điều hòa Chiller. Là bộ phận chính làm lạnh cho không khí. Việc thiết bị ngưng tụ hoạt động tốt hay không sẽ quyết định hiệu suất hoạt động của máy cũng như độ an toàn, độ bền của thiết bị.
Việc bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc như sau:
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt bằng các thiết bị chuyên dụng.
- Vệ sinh và xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
- Cân chỉnh quạt và bơm giải nhiệt.
- Kiểm tra và xả khí không ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ.
- Sử dụng thiết bị chuyên dụng cũng như như chất tẩy rửa ra để vệ sinh bể nước và xả cặn.
- Kiểm tra, tiến hành thay thế vòi phun nước cũng như như các tấm chắn nước nếu cần.
- Sửa chữa thay thế các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển thiết bị an toàn liên quan. Vệ sinh sơn sửa vỏ ngoài.
Bảo dưỡng thiết bị bay hơi.
- Xả băng tích tụ trong thiết bị dàn lạnh. Vệ sinh – bảo dưỡng quạt làm lạnh.
- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt bằng cách cách ngừng hoạt động của hệ thống, dùng thiết bị chuyên dụng để vệ sinh lau dọn.
- Kiểm tra vệ sinh máng nước dàn lạnh.
- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị điều khiển cũng như thiết bị đo lường.
Bài viết trên là những quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điều hòa Chiller. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào có thể để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trọng thời gian sớm nhất.